Là biện pháp chữa bệnh dân gian hữu ích, được cho là tiêu trừ tà khí, trị cảm, tăng cường hệ miễn dịch nhưng cạo gió cũng "cấm chỉ định" với một số đối tượng.
Thiết bị y tế Thiên Long - Là biện pháp chữa bệnh dân gian hữu ích, được cho là tiêu trừ tà khí, trị cảm, tăng cường hệ miễn dịch nhưng cạo gió cũng "cấm chỉ định" với một số đối tượng.
Cạo gió là phương pháp chữa bệnh có lịch sử lâu đời và ngày nay vẫn được rất nhiều người tin dùng. Tuy là biện pháp chữa bệnh dân gian hữu ích nhưng có những trường hợp tối kỵ cạo gió bởi rất dễ nguy hiểm tính mạng.
I. Lợi ích của việc cạo gió
Cạo gió giúp chữa được nhiều loại bệnh (Ảnh minh họa)
- Giúp máu lưu thông tốt, giải trừ ứ huyết
Cơ bắp, gân cốt, xương khớp trên cơ thể khi vận động quá độ bị tổn thương, toàn thân sẽ xuất hiện chứng ứ huyết, kinh mạch bế tắc, khí huyết không lưu thông, nếu ứ huyết lâu, cơn đau sẽ không dứt.
Với tình trạng này, cạo gió vùng cục bộ hoặc huyệt tương ứng có thể giúp chứng ứ huyết bị tiêu trừ, sản sinh máu mới, đả thông kinh mạch, khí huyết vận hành thuận lợi sẽ giúp giảm cơn đau.
- Thanh nhiệt tiêu sưng
Dựa theo nguyên lý chữa bệnh Đông y là "Nhiệt tắc tật chi" (Nóng trong người ắt sinh bệnh), phương pháp cạo gió có tác dụng kích thích nhiệt thoát ra ngoài cơ thể, đào thải nhanh chóng.
- Khử đờm cắt co thắt, giãn mạch, tán máu tụ
Theo Đông y, đờm sinh ra do tỳ phế hư yếu (cơ quan tiêu hóa và phổi), cạo gió trị liệu có tác dụng tiêu đờm, cắt cơn co thắt phế quản.
- Điều hòa âm dương
Theo Đông y, âm dương là hạt nhân cơ bản nhất trong mọi thực thể. Khi cơ thể bình thường khỏe mạnh, âm dương sẽ ở trạng thái cân bằng.
Khi âm dương trong cơ thể bị mất cân bằng do các yếu tố thời tiết, khí hậu hoặc bị tổn thương, sẽ dẫn tới các bệnh về mất cân bằng âm dương.
Cạo gió chính là phương pháp điều hòa cân bằng âm dương trong cơ thể, phục hồi chức năng sinh lý.
- Bài trừ độc tố
Cơ thể là chuỗi các hoạt động trao đổi chất liên tục, luôn sản sinh ra chất thải. Vì vậy, chúng ta cần phải nhanh chóng đào thải chất độc để hệ thống các cơ quan trong cơ thể được khỏe mạnh.
Cạo gió giúp cơ thể bài trừ các chất thải kịp thời, khiến cho các độc tố không bị tích tụ, giúp cho quá trình chuyển hóa trao đổi chất diễn ra trơn tru hơn.
Không phải ai cũng phù hợp để cạo gió trị bệnh (Ảnh minh họa)
II. Những hiểu lầm nguy hiểm đối với việc cạo gió
- Không phải cứ cảm thấy vừa đau vừa có vết bầm mới có tác dụng
Người dùng nhiều thuốc, đặc biệt là người uống thuốc steroids khó xuất hiện vết đỏ. Người béo phì và cơ bắp to cũng không dễ xuất hiện vết đỏ. Nếu thực hiện trong phòng có nhiệt độ thấp, vết đỏ xuất hiện cũng không rõ ràng.
- Không phụ thuộc vào yếu tố thời gian
Thời gian là yếu tố quan trọng quyết định tới hiệu quả của việc cạo gió. Chuyên gia y tế kiến nghị, mỗi vùng cạo từ 15 – 30 lần, trong khoảng thời gian từ 3 -5 phút; đánh gió toàn cơ thể trong khoảng thời gian từ 40 -50 phút.
Nên cạo xuôi chiều từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài, miết dài một đường. Khi da bị tổn thương, nên đợi qua một khoảng thời gian rồi mới tiếp tục, thông thường khoảng từ 5 – 7 ngày.
- Cứ bị cảm là cạo gió
Có người buổi tối đi ngủ bị lạnh, sáng ngủ dậy thấy đau đầu, tắc mũi, gặp gió độc, đau cổ, tinh thần mệt mỏi. Nhưng chỉ cạo gió một lần tất cả các triệu chứng kể trên đều biến mất, cơ thể khỏe trở lại.
Nhưng cũng với người bị cảm, càng cạo gió sắc mặt càng tái nhợt, cơ thể suy nhược. Điều đó cho thấy cả hai trường hợp đều là mắc chứng cảm, cùng sử dụng phương pháp cạo gió nhưng kết quả lại không giống nhau.
Thông thường, cạo gió có thể xử lý được chứng cảm lạnh. Nhưng bạn tuyệt đối không sử dụng biện pháp này với những người bị cảm phong nhiệt.
III. Những trường hợp không được cạo gió
Cạo gió sai cách có thể gây nguy hiểm tới sức khỏe (Ảnh minh họa)
Người quá gầy.
Người bị bệnh tim.
Người bị bệnh phù nề.
Những người mắc bệnh máu không đông.
Trẻ nhỏ và người già có thể trạng yếu.
Phụ nữ có thai.
Người mắc các bệnh bạch cầu, suy giảm tiểu cầu cần thận trọng khi cạo gió.
Người mắc bệnh nặng hoặc đang trong giai đoạn hồi phục sức khỏe, người mắc bệnh thiếu máu, cơ thể đang ở trạng thái đói hoặc vừa mới ăn no cũng không nên cạo gió.